Việc vay vốn để tiêu dùng hoặc kinh doanh là giải pháp tài chính được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên một số người vì trả quá thời hạn nên luôn lo lắng việc nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó và gợi ý một số ngân hàng cho vay cầm cố tài sản uy tín mà bạn nên biết.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được hiểu đơn giản là khoản vay quá thời hạn nhưng không thể trả nợ. Việc không thanh toán đúng theo quy định bạn sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và lưu thông tin ở hệ thống CIC. Khi rơi vào trường hợp đó bạn sẽ bị phạt tiền và mỗi lần vay sau sẽ khó được xét duyệt hồ sơ.
Phân loại nợ xấu
Các tổ chức tín dụng đã phân loại nợ xấu thành 5 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm sẽ có những tiêu chuẩn cụ thể để xác định rõ ràng, minh bạch:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn quá hạn dưới 10 ngày và có khả năng chi trả.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý quá hạn từ 10-> 90 này và nợ được điều chỉnh kỳ hạn
trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn quá hạn từ 91-> 180 và nợ đã gia hạn lần đầu.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ quá hạn từ 181-> 360 này và loại nợ đã cơ cấu trả lần 2.
- Nhóm 5: Nợ khả năng mất vốn quá hạn trên 360 này và loại đã được cơ cấu trả
lần 3 trở lên.
Nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?
Nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không là thắc mắc của nhiều người. Phụ thuộc vào tình trạng nợ xấu của bạn mà ngân hàng sẽ có những quyết định đúng đắn. Thông thường nếu rơi vào nhóm 1, nhóm 2 thì một số ngân hàng vẫn cho vay. Tuy nhiên họ sẽ đưa ra những điều kiện như bạn phải chứng minh được thu nhập và việc rơi vào nợ xấu là khách quan.
Riêng với nhóm 3,4,5 thì hầu hết các ngân hàng đều từ chối cho vay. Họ sẽ không phê duyệt hồ sơ vay với bất cứ hình thức nào. Để có thể tiếp tục vay vốn cách duy nhất là thanh toán hết khoản vay của quá khứ. Sau đó đợi hệ thống CIC cập nhật lại. Khi vay bạn phải trình tài sản như sổ đỏ, sổ hồng và phải cam kết thì mới được duyệt.
Người nhà nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?
Hiện nay để tránh rủi ro, các ngân hàng thường rất nghiêm ngặt, khắt khe việc xét duyệt hồ sơ cho vay khi khách hàng rơi vào “nợ xấu”. Kể cả người thân vay quá hạn cũng ảnh hưởng tới việc vay thế chấp của bạn.
Ví dụ trong gia đình vợ có lịch sử tín dụng chưa tốt thì mọi tài sản đứng tên cả hai vợ chồng đều không hỗ trợ vay thế chấp. Cách giải quyết duy nhất để chồng có thể vay đó là vợ phải sang tên tài sản thế chấp cho chồng. Lúc đó ngân hàng mới chấp thuận và tiến hành làm các thủ tục cho vay.
Với trường hợp người thân cùng chung hộ khẩu có nợ xấu thì bạn vẫn được vay bình thường. Các ngân hàng chỉ xem đây là yếu tố để tham khảo chứ không căn cứ để xét duyệt hồ sơ.
Top 5 ngân hàng hỗ trợ vay thế chấp sổ đỏ khi bị nợ xấu
Lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được cập nhật rất cụ thể và chính xác trên hệ thống CIC. Các ngân hàng sẽ dựa vào đó để suy xét việc cho vay hay không. Thông thường để tiếp tục được vay vốn khách hàng phải thanh toán hết các khoản nợ xấu trước 6 tháng. Sau khi quyết toán mọi khoản vay, khách hàng có thể vay thế chấp sổ đỏ tại 5 ngân hàng uy tín sau:
- Ngân hàng Sacombank
- Ngân hàng OCB
- Ngân hàng Agribank
- Ngân hàng Kiên Long Bank
- Ngân hàng ACB
Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ khi có nợ xấu
Rơi vào tình trạng “nợ xấu” sẽ khiến rất nhiều người hoang mang. Tuy nhiên nếu thanh toán xong xuôi mọi thứ thì bạn vẫn có cơ hội vay vốn. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về điều kiện, thủ tục, hồ sơ và lãi suất vay bạn cần biết:
Điều kiện, thủ tục
- Có công việc ổn định, thu nhập cao (chứng minh bằng các loại giấy tờ)
- Phương án vay minh bạch, chi tiết
- Chứng minh nợ xấu là do yếu tố khách quan (ví dụ: dịch bệnh, đau ốm…)
- Tài sản thế chấp có giá trị cao, khoản vay ngang bằng hoặc thấp hơn tài sản
thế chấp.
Hồ sơ
- Có CMND/CCCD/Hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú
- Các loại giấy tờ để chứng minh thu nhập: Sao kê tài khoản ngân hàng, bảng
lương, hợp đồng lao động…
- Tài sản thế chấp: Sổ đỏ, sổ hồng…
Lãi suất
Mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách cho vay khác nhau. Với top 5 ngân hàng cho vay thế chấp sổ đỏ khi có nợ xấu mà chúng tôi giới thiệu ở trên thì lãi suất giao động như sau:
- Ngân hàng Sacombank – 7,5%/năm
- Ngân hàng OCB – 5,99%/năm
- Ngân hàng Agribank – 7,5%/năm
- Ngân hàng Kiên Long Bank – 8,5%/năm
- Ngân hàng ACB – 9,8%/năm
Lưu ý khi nợ xấu vay thế chấp sổ đỏ
Một khi lịch sử tín dụng không còn trong sạch, minh bạch thì việc vay thế chấp sổ đỏ hay bất cứ tài sản nào cũng khá khó khăn. Một số lưu ý dưới đây hy vọng sẽ giúp ích và gỡ rối để bạn có thể được tiếp tục vay vốn:
- Bạn nên tham khảo và đọc kỹ những quy định của các ngân hàng để tránh mất
thời gian. Bởi lẽ hầu hết các ngân hàng sẽ từ chối cho vay khi bạn đã có danh sách trên CIC.
- Khi quyết định vay thế chấp sổ đỏ bạn cần thanh toán hết mọi khoản nợ.
- Có thể sang tên tài sản cho người thân để việc vay vốn diễn ra thuận lợi hơn.
- Cung cấp đầy đủ, trung thực về tình trạng nợ nần trong quá khứ đồng thời
chứng minh được tài sản hiện có, năng lực trả nợ để được xét duyệt nhanh.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp bạn sẽ có hướng đi đúng đắn cho bản thân. Chúc các bạn nhanh chóng giải quyết những khoản tiền còn tồn đọng để dễ dàng xét duyệt hồ sơ cho những lần vay sau.
Xem thêm bài viết liên quan
- Kiểm tra khoản vay shb
- Vay vốn ngân hàng agribank the chấp sổ đỏ
- Vay tiền online không thẩm định người thân